0

Duyen Ung

30 Jul 2021 - 13 min read

Hiểu rõ hơn về các phương pháp xét nghiệm COVID-19 hiện nay

Kể từ lần đầu bùng phát vào tháng 12 năm 2019 đến nay, đại dịch COVID-19 đã thật sự làm thay đổi cuộc sống của chúng ta. Từ các vấn đề về kinh tế, văn hóa, xã hội... cho đến vấn đề cá nhân như nhu cầu lương thực, việc làm, giải trí và đi lại… Tuy cấp độ nguy hiểm ở mức báo động nhưng đại dịch này vẫn có những giải pháp để ngăn chặn và hiện tại cũng đã xuất hiện những tín hiệu tích cực như sự ra đời của nhiều loại vắc xin hay các loại thuốc đặc trị đang được đưa vào thử nghiệm... Đồng thời, ngoài việc tuân thủ các quy định về phòng chống COVID-19 của chính phủ hay tự giác giữ gìn sức khỏe cho bản thân và gia đình thì chúng ta còn một cách để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, đó là thực hiện xét nghiệm COVID-19 định kỳ.

Ảnh: Shutterstock

Hiện nay, Việt Nam sử dụng hai phương pháp xét nghiệm COVID-19 phổ biến nhất là: xét nghiệm nhanh kháng nguyên và xét nghiệm Real Time Polymerase Chain Reaction (gọi tắt là xét nghiệm RT-PCR). Ngoài ra, để kiểm tra nghi nhiễm COVID-19 thì bạn còn có thể thực hiện xét nghiệm nhanh kháng thể và xét nghiệm ECLIA.

Và việc phân biệt hay đôi khi là có sự nhầm lẫn giữa chúng cũng đã gây không ít băn khoăn và phiền toái cho bạn. Thực tế hiện nay, hiểu rõ được bản chất của các loại xét nghiệm này là một việc vô cùng cần thiết, vì vậy hãy cùng Traveloka Xperience tìm hiểu cũng như so sánh 4 phương pháp xét nghiệm COVID-19 này nha!

Xét nghiệm nhanh kháng nguyên (test nhanh kháng nguyên Covid)

Xét nghiệm nhanh kháng nguyên là gì?

Một trong những phương pháp test nhanh Covid đang được Bộ Y tế cho phép sử dụng rộng rãi hiện nay là xét nghiệm nhanh kháng nguyên (test nhanh kháng nguyên Covid). Xét nghiệm chẩn đoán này phát hiện sự hiện diện của kháng nguyên - một loại protein trên bề mặt của vi rút kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể, từ đó sản xuất ra kháng thể để chống lại kháng nguyên đó. Nếu nhận được kết quả dương tính với kháng nguyên, đồng nghĩa với việc cơ thể người đó hiện đã có một loại vi rút lạ xâm nhập.

Quy trình xét nghiệm nhanh kháng nguyên

1.
Nhân viên y tế sẽ dùng tăm bông đã được khử khuẩn để lấy mẫu dịch nhầy từ mũi hoặc họng của người được xét nghiệm.
2.
Mẫu dịch nhầy được trộn với dung dịch đệm để phá vỡ thành tế bào và tách chiết vật chất di truyền.
3.
Hỗn hợp dịch nhầy và dung dịch đệm được đặt lên que thử hoặc lam kính có chứa thuốc thử.
4.
Mang soi que thử hoặc lam kính dưới kính hiển vi. Lượng huỳnh quang phát hiện được sẽ cho biết nồng độ của kháng nguyên virus trong mẫu.

Lưu ý: Quy trình này có thể khác nhau tùy thuộc vào loại test kit sử dụng.

Quá trình thu thập mẫu mất từ 15 đến 30 phút và kết quả thường được trả sau 1 giờ. Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính thì bạn có thể bạn không bị vi rút lạ xâm nhập nhập. Tuy nhiên, vẫn có khả năng kết quả đó là âm tính giả, vì vậy nhân viên y tế sẽ khuyến khích bạn xác nhận lại kết quả bằng cách làm xét nghiệm RT-PCR.

Nồng độ kháng nguyên trong mẫu xét nghiệm có thể bị giảm xuống thấp kể từ ngày thứ 5 sau khi cơ thể bị vi rút xâm nhập, điều này sẽ dẫn đến sai lệch trong kết quả xét nghiệm. Vì vậy, thời điểm tốt nhất để thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên là sau khi vừa tiếp xúc với người bệnh hoặc lúc bạn vừa xuất hiện các triệu chứng của COVID-19.

Xét Nghiệm Real Time Polymerase Chain Reaction (RT-PCR COVID test)

Xét nghiệm RT-PCR là gì?

Xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược trong thời gian thực (RT-PCR) là một loại xét nghiệm phân tử có thể nhìn thấy ngay sự hiện diện một vật chất di truyền lạ trong cơ thể của bạn. Từ việc phân tách vật chất di truyền lạ đó, các nhân viên y tế sẽ biết được đó có phải là vật chất di truyền của vi rút Corona hay không.

Ở một số vi rút (bao gồm vi rút Corona), thông tin di truyền có trong ARN chứ không phải ADN. Vì vậy, khi sử dụng RT-PCR trong xét nghiệm COVID-19, các nhân viên y tế phải dùng nhiều kỹ thuật phối hợp để phát hiện dấu vết vật chất di truyền của vi rút Corona trong cơ thể người. Do quy trình xử lý phức tạp, đòi hỏi máy móc và kỹ thuật viên có tay nghề cao nên phương pháp xét nghiệm COVID-19 bằng RT-PCR là phương pháp chuẩn xác nhất đồng thời có thời gian trả kết quả và chi phí cao nhất.

Quy trình xét nghiệm RT-PCR

1.
Nhân viên y tế sẽ dùng tăm bông đã được khử khuẩn để lấy mẫu dịch nhầy từ mũi hoặc họng của người được xét nghiệm.
2.
Mẫu dịch nhầy được trộn với dung dịch đệm để phá vỡ thành tế bào và tách chiết vật chất di truyền.
3.
Hỗn hợp này được đặt bên trong máy RT-PCR để xem liệu vi rút Corona có tồn tại hay không.

Lưu ý: Nồng độ của vi rút có thể quá thấp để phát hiện nếu bạn mới bị nhiễm, vì vậy thời điểm tốt nhất để làm xét nghiệm RT-PCR là 5 đến 7 ngày sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc sau khi xuất hiện các triệu chứng của COVID-19.

Do sử dụng phương pháp phân tích vật chất di truyền của vi rút trong vật chất di truyền của người nên xét nghiệm RT-PCR là tiêu chuẩn vàng để phát hiện sự tồn tại của vi rút Corona trong cơ thể. Mặc dù quá trình lấy mẫu chỉ mất từ 15 đến 30 phút nhưng bạn có thể phải đợi đến một tuần để lấy kết quả, vì mẫu cần phải được gửi đến phòng thí nghiệm có các thiết bị chuyên dụng để xử lý. Việc thực hiện xét nghiệm RT-PCR đòi hỏi trang thiết bị công nghệ cao, dụng cụ tốn kém và yêu cầu tay nghề của kỹ thuật viên nên chi phí để xét nghiệm RT-PCR cũng khá đắt.

Xét nghiệm nhanh kháng thể (test nhanh kháng thể)

Xét nghiệm kháng thể hay còn được gọi là xét nghiệm huyết thanh học được sử dụng để phát hiện một số kháng thể có trong máu của con người. Kháng thể là các protein được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại các tác động xấu của vi rút. Từ sự hiện diện của một lượng kháng thể nhất định có trong mẫu máu sẽ kết luận được rằng liệu bạn đã từng bị nhiễm một loại vi rút lạ hay không.

Có hai loại kháng thể trong cơ thể người đó là:

Immunoglobulin M (IgM): Được tìm thấy chủ yếu trong máu và dịch bạch huyết, đây là kháng thể đầu tiên mà cơ thể tạo ra để chống lại vi rút mới xâm nhập.
Immunoglobulin G (IgG): Đây là loại kháng thể phổ biến nhất, được tìm thấy trong máu và dịch ngoại bào. Chúng được hình thành sau khi cơ thể bị nhiễm vi rút một thời gian.

Xét nghiệm sử dụng kỹ thuật miễn dịch điện hóa phát quang (ECLIA test)

Tương tự như xét nghiệm nhanh kháng thể, ECLIA là một loại xét nghiệm huyết thanh học được sử dụng để phát hiện sự hiện diện của hai loại kháng thể IgG và IgM trong cơ thể. Vì ECLIA test được thực hiện trong phòng thí nghiệm với thiết bị chuyên dụng nên thời gian trả kết quả sẽ lâu hơn xét nghiệm nhanh kháng thể. Hiện nay, ECLIA test chưa có tên trong danh sách các kỹ thuật xét nghiệm dùng trong công tác phòng chống COVID-19 tại Việt Nam.

Vì sao bạn nên thực hiện xét nghiệm COVID-19?

Nếu bạn thuộc một trong ba trường hợp sau đây, bạn cần liên hệ với cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức để được xét nghiệm COVID-19:

Cơ thể bạn xuất hiện các triệu chứng của COVID-19: sốt, ho khan, nhức mỏi, đau họng, tiêu chảy, khó thở, đau hoặc tức ngực...
Bạn đã từng tiếp xúc với F0 (người được xác nhận nhiễm COVID-19), F1 (người tiếp xúc với F0)...
Bạn đã từng đi đến vùng có dịch (trong giới hạn 14 ngày trước khi dịch bùng phát tại địa điểm đó)

Để di chuyển qua lại giữa các địa phương khi bạn đi làm việc, mua thực phẩm, nhu yếu phẩm

Tình hình dịch COVID-19 trên cả nước đang rơi vào tình trạng đáng báo động khi kỷ lục về số ca mắc mới liên tục được ghi nhận mỗi ngày. Như một biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, nhiều địa phương trên khắp cả nước đã có văn bản yêu cầu giấy xét nghiệm COVID-19 âm tính (thường chỉ yêu cầu test nhanh kháng nguyên) kèm theo lý do chính đáng khi người dân ra ngoài và di chuyển qua lại giữa các vùng có dịch.

Những nơi xét nghiệm COVID-19 ở Việt Nam

Hiện nay, hầu hết trên địa bàn các tỉnh, thành phố đã có các đơn vị triển khai thực hiện xét nghiệm COVID-19. Cụ thể, để được xét nghiệm nhanh kháng nguyên (test nhanh COVID-19), người dân có thể đến các trung tâm y tế và bệnh viện huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương… Theo quy định tại Phụ lục đính kèm Thông tư số 13/2019 và Thông tư số 14/2014 của Bộ Y tế, dịch vụ xét nghiệm nhanh kháng nguyên có mức giá là 238.000 VND/ mẫu.

Nếu muốn xét nghiệm RT-PCR, người dân có thể đến các đơn vị được Bộ Y tế cấp phép thực hiện xét nghiệm bằng kỹ thuật RT-PCR ở các thành phố trực thuộc trung ương hoặc các Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh ở các tỉnh thành trên cả nước. Hiện, mức giá của dịch vụ xét nghiệm bằng kỹ thuật RT-PCR là 734.000 VND/ mẫu.

Một vài địa chỉ uy tín mà bạn có thể thực hiện xét nghiệm RT-PCR

Hà Nội: Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện E, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2,...
TP. Hồ Chí Minh: Viện Pasteur TP.HCM, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM, Viện Y tế công cộng TP.HCM, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM thuộc Trường Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM,...

Ảnh: Shutterstock

Hiện nay trên Traveloka Xperience đã có dịch vụ đăng ký thực hiện xét nghiệm Covid với hai phương pháp xét nghiệm nhanh và xét nghiệm PCR cho bạn lựa chọn. Chỉ với vài thao tác đơn giản trên chính chiếc điện thoại của mình là bạn đã có thể đăng ký và đặt lịch hẹn riêng với các đơn vị uy tín để làm xét nghiệm COVID-19.

Ưu điểm khi chọn đặt lịch thực hiện xét nghiệm Covid trên Traveloka Xperience:Thời gian thực hiện xét nghiệm linh hoạt theo nhu cầu của bạnHạn chế chờ đợi, tập trung ở nơi đông ngườiThời gian trả kết quả nhanh, chính xác (trong vòng 1h đối với xét nghiệm nhanh và 48h đối với xét nghiệm PCR)Có dịch vụ trả kết quả tận nhà, đồng thời gửi bản scan qua email khi bạn có nhu cầuĐược cấp giấy xác nhận âm tính với COVID-19 để bạn có đi làm, đi ra ngoài khi có việc cần, làm thủ tục lên máy bay,...
Giá từ: 500.000 VND/ mẫu xét nghiệm nhanh Covid

Thông qua bài viết này, Traveloka hy vọng có thể chia sẻ những thông tin về dịch bệnh cũng như các phương pháp xét nghiệm COVID-19 để giúp bạn giữ gìn một cơ thể khỏe mạnh trong thời gian này. Và đừng quên thực hiện xét nghiệm COVID-19 định kỳ ngay từ bây giờ để bảo vệ mình và mọi người xung quanh bạn nhé!

Xem thêm:

Tags:
covid-guides-tips
covid-test
xet-nghiem-covid-19
Luôn biết thông tin mới nhất
Đăng ký nhận bản tin của chúng tôi để biết thêm các khuyến nghị về du lịch và phong cách sống cũng như các chương trình khuyến mãi thú vị.
Đăng ký