Số lượng khách sạn | 4 khách sạn |
Khu vực nổi tiếng nhất | Phú Nhuận, Kim Long |
Khách sạn phổ biến nhất | White Lotus Hue Hotel, Spatel d'Annam Hotel - Imperial Boutique Spa & Hotel |
Địa điểm du lịch nổi tiếng nhất | Kinh Thành Huế, Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế |
Khách sạn tốt nhất tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế là White Lotus Hue Hotel, Spatel d'Annam Hotel - Imperial Boutique Spa & Hotel, Hotel Saigon Morin, ParkView Hotel, Lotus House, Duy Tan Hotel, Soleil Boutique, Asean Garden Homestay Hue, Thanh Noi Hotel, Colorful Hue Hostel - Adults Only
Hiện tại, có khoảng 4 khách sạn Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế mà bạn có thể đặt
Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế là một trong những công trình thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vì vậy khách du lịch thập phương rất chú ý tới khu vực này. Nếu muốn tìm một nơi lưu trú trong thời gian ghé thăm cố đô thì những khách sạn xung quanh Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế là khu vực lý tưởng cho bạn.
Sinh hoạt trong ngày của một vị hoàng đế thế nào? Hay lễ nghi của cả một triều đại ra sao? Đây là những câu hỏi mà thế hệ người Việt sau thời kỳ quân chủ tâm tư. Ai cũng muốn lật lại những lát cắt của lịch sử, nhất là về những khía cạnh hào nhoáng, để hiểu về bộ mặt của đất nước một thời được tô vẽ ra sao. Đến với Huế, bạn có cơ hội tìm câu trả lời với bộ sưu tập hiện vật vô giá tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế.
Năm Thiệu Trị thứ tư, biệt cung Long An nằm trong hệ thống cung Bảo Định được xây dựng làm nơi nghỉ ngơi của nhà vua mỗi khi ra khỏi Hoàng thành. Sau khi ngài mất, hệ thống cung điện này vẫn được giữ gìn làm nơi thờ vua. Gần 100 năm sau, người Pháp sử dụng Long An làm Bảo tàng đầu tiên tại Huế với cái tên Musee’ Khải Định, chuyên trưng bày những hiện vật khảo cổ. Thống nhất đất nước, tòa nhà này tiếp tục được sử dụng làm Bảo tàng và đến nay là Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế thuộc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế.
Đến với Bảo tàng này, du khách không chỉ được tiếp cận với hàng trăm hiện vật quý giá về cuộc sống hoàng gia nhà Nguyễn mà còn có cơ hội chiêm ngưỡng kiến trúc được đánh giá là lộng lẫy nhất trong số những công trình cung điện của vương triều cuối cùng.
Thảm đá Thanh làm nổi bật sự sang trọng ngay trước khi đặt chân vào tòa nhà này. Lối điêu khắc với họa tiết rồng đầy quyền lực của hoàng gia dễ nhận thấy ngay trên thành bậc. Chất liệu gỗ được sử dụng triệt để tạo vẻ ngoài tinh tế sau cả trăm năm được xây dựng. Gần 130 cột gỗ lim được chạm trổ tinh xảo hình ảnh tứ linh và vô số những bài thơ chữ Hán càng tôn lên sự nho nhã của một biệt cung. Hình ảnh “Lưỡng long tranh châu” xuất hiện khéo léo trên đỉnh mái, cân đối với họa tiết rồng ở các góc càng tạo vẻ bề thế cho một kiến trúc hoàng gia. Công phu hơn cả là những họa tiết ở mái được khảm bằng sành sứ.
Hệ thống cổ vật của bảo tàng được đánh giá là đồ sộ nhất về nhà Nguyễn, đây đều là những tác phẩm có giá trị của những nghệ nhân tài hoa bậc nhất đất nước. Những bộ sưu tập về trang phục vua chúa, thú tiêu khiển, tiền cổ, gốm sứ,… được phân chia khoa học và trình bày rõ ràng. Kho tàng này còn mở rộng lưu trữ cả những hiện vật Chàm được đánh giá là đặc biệt quý hiếm. Hàng trăm cổ vật vẽ nên hồi ức sống động về một thuở vàng son nơi cung đình Huế.
Khách du lịch không thiếu khách sạn gần Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế để lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình.
Đối với nhóm du khách ưa thích trải nghiệm cuộc sống và muốn tiết kiệm chi phí thì hostel và khách sạn gần Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế ở phân khúc bình dân là lựa chọn lý tưởng.
Ở nhóm khách sạn cao cấp hơn, ngoài tiện nghi cơ bản, du khách còn được sở hữu những phòng nghỉ rộng rãi và hiện đại hơn. Những cái tên như Trường Giang,
Còn với những du khách muốn được nghỉ dưỡng trong không gian đẳng cấp và tận hưởng dịch vụ khách sạn chu đáo, chuyên nghiệp,
Đến với xứ Huế mộng mơ, ngoài thưởng thức những nét đẹp trong vô vàn công trình kiến trúc và văn hóa của cố đô thì du khách còn tò mỏ về nền ẩm thực đã quá nổi tiếng của người Huế.
Trên phố Nhật Lệ, bạn nên một lần thử bánh chưng nức tiếng cả đất nước này. Bánh được làm từ loại gạo nếp dẻo, thơm. Hạt cơm dẻo thơm, mình rất mẩy và trắng tinh. Nhân từ đậu xanh được đãi sạch và nấu dừ. Thịt lợn phải được thái dày, trộn hạt tiêu. Lá chuối cũng được lựa chọn kỹ lưỡng để gói bánh. Những công đoạn nấu món tinh tế như bánh chưng Nhật Lệ đều phải tuân thủ bí quyết gia truyền để đảm bảo chất lượng của loại bánh chưng này sẽ khiến thực khách thêm lưu luyến xứ Huế.
Từ những khách sạn gần Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, du khách có thể tìm đến phố Đinh Tiên Hoàng để thử loại bánh khoái ngon đến sững người của Huế - Bánh Khoái Thượng Tứ. Loại bánh này gồm vỏ bánh từ bột mì, nhân gồm tôm, thịt, giá đỗ, tất cả được bài trí gọn gàng nhất có thể và nếu khéo, bạn có thể ăn một miếng một chiếc bánh. Vỏ bánh được chiên giòn rụm, tôm, thịt, trứng thơm và đậm đà kết hợp cùng các loại giá đỗ và rau sống ăn kèm sẽ cho thực khách một cảm giác nhẹ nhàng, không quá ôm đồm mặc dù rất nhiều chất. Nước chấm cũng phải pha chế thật tinh, nào là từ gan heo, thịt nạc rồi đậu phộng, mè rang,.. Dầm miếng bánh xuống thứ nước đậm đà ấy, và thưởng thức món ăn dân giã này, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy lưu luyến thành phố này hơn khi kết thúc chuyến đi.