Dù có diện tích nhỏ nhất trong các tỉnh thành nhưng du lịch bắc Ninh vẫn luôn sở hữu một sức hút riêng với nền văn hóa – lịch sử đặc sắc.
Dừng chân tại một khách sạn ở Bắc Ninh, du khách đã cách không xa những giá trị truyền thống độc đáo của cư dân Bắc Bộ xưa vẫn còn được lưu giữ tại các làng nghề như làng quan họ, làng tranh Đông Hồ, làng gốm Phù Làng… Không dừng lại ở đó, du lịch Bắc Ninh cũng nổi tiếng với đời sống tâm linh khi là vùng đất của ngôi chùa cổ nhất cả nước – chùa Dâu.
Vùng đất này thú vị như thế, bạn còn chờ gì mà không chọn khách sạn Bắc Ninh cho hành trình khám phá đất nước của mình sắp đến nhỉ!
Số lượng khách sạn | 57 khách sạn |
Các thành phố phổ biến | Thành phố Bắc Ninh, Từ Sơn |
Khách sạn phổ biến nhất | Muong Thanh Luxury Bac Ninh Hotel, Le Indochina Hotel & Spa |
Địa điểm du lịch nổi tiếng nhất | Phu Luu Pagoda, Tieu Pagoda |
Nếu bạn đang ở gần Tỉnh Bắc Ninh, bạn có thể ghé thăm Thành phố Bắc Ninh, Tiên Du, Yên Phong, Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Thuận Thành, Từ Sơn
Bạn có thể ghé thăm những địa điểm du lịch khác như là Đà Nẵng, Hà Nội, Thành phố Cần Thơ, Thành phố Hải Phòng, Tỉnh Phú Yên, Tỉnh Cà Mau, Tỉnh Hòa Bình, Tỉnh Bình Dương, Tỉnh Bạc Liêu, Tỉnh Quảng Bình.
Khách sạn tốt nhất tại Tỉnh Bắc Ninh là Muong Thanh Luxury Bac Ninh Hotel, Le Indochina Hotel & Spa, Phoenix Resort Bac Ninh, Center Hotel Bac Ninh, Hung Long Hotel, Ninh Phong Hotel, Amy Hotel Bac Ninh, Khach san Hoang Gia Bac Ninh, Bacninh Harmony Hotel, Bac Ninh Uri Hotel
Hiện tại, có khoảng 57 khách sạn Tỉnh Bắc Ninh mà bạn có thể đặt
Là tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước nhưng Bắc Ninh lại sở hữu một nền văn hóa – lịch sử giàu có đáng kinh ngạc. Đây là quê hương của những làng nghề nổi danh cả nước; của những đền, chùa linh thiêng; và của làng quan họ Bắc Ninh - một nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Bắc bộ.
Với những điều hấp dẫn như thế, bạn còn ngại gì mà không chọn một khách sạn Bắc Ninh cho chuyến vi vu kế tiếp! Một hành trình ngắn ngày để “đổi gió” giữa bộn bề công việc cũng đủ để bạn cảm nhận vẻ đẹp của xứ quan họ này rồi!
Cũng như nhiều tỉnh miền Bắc khác, Bắc Ninh có khí hậu bốn mùa rõ rệt. Mùa hè nóng ẩm là cao điểm mưa, kéo dài từ tháng 5 – tháng 10. Các tháng còn lại là mùa khô, đi kèm với khí hậu đông – xuân nên nhiệt độ khá thấp.
Dù thế, bạn vẫn có thể du lịch Bắc Ninh quanh năm nhờ vị trí gần Hà Nội, mà các địa điểm tham quan cũng không chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi mưa hay bão.
Nếu bạn xuất phát từ những tỉnh xa ở miền Trung hay miền Nam thì cách thuận lợi nhất là
Từ Hà Nội, bạn có thể đi xe bus hoặc tự lái xe máy, ô tô đến Bắc Ninh
Cao cấp nhất là khách sạn 4 sao Bắc Ninh như
Ở phân khúc tầm trung, với giá từ 700.000 VND/ đêm/ 2 người, là các khách sạn 3 sao ở Bắc Ninh.
Con với những bạn thích du lịch theo hình thức phượt thì có thể tìm đến các khách sạn giá rẻ ở Bắc Ninh như
Là ngôi đền nổi tiếng nhất trong các địa điểm du lịch Bắc Ninh, Đền Đô là nơi thờ 8 trên tổng số 9 vị vua triều Lý (trừ Lý Chiêu Hoàng đời cuối cùng).
Đền được Lý Thái Tông xây dựng từ năm 1030 nhưng bị phá hủy vào năm 1952 do chiến tranh. Ngôi đền hiện tại được phục dựng vào năm 1989 dựa vào các tư liệu lịch sử.
Đền Đô ngày nay vừa là một công trình quan trọng, minh chứng tinh hoa kiến trúc nhà Lý; đồng thời cũng là nơi tổ chức lễ hội kỉ tưởng nhớ công ơn các vị vua Lý (14 – 16/ 3 âm lịch, đúng kỉ niệm ngày vua Lý Công Uẩn đăng quang).
Tọa lạc tại lưng chừng núi Kho, đền Bà Chúa Kho gắn liền với câu chuyện Lý Thường Kiệt đánh Tống, có một người phụ nữ trông giữ quân lương, góp phần vào chiến thắng sông Như Nguyệt lừng lẫy.
Ngày nay, đền Bà Chúa Kho là một chốn linh thiêng, được người dân địa phương lẫn du khách đến chiêm bái, cầu xin tài lộc, công việc thuận lợi.
Được một vị quan xây dựng thời Hậu Lê, đình Đình Bảng mất đến 36 năm mới hoàn thành. Đây là nơi thờ các vị thành hoàng và các vị có công lập làng Đình Bảng xưa kia.
Đình được dựng bằng gỗ lim quý, kiến trúc cầu kỳ với hệ thống kèo, rường, cột, cùng điêu khắc tinh xảo hình rồng, phương, mai, tùng, trúc… thể hiện trọn vẹn nét đẹp kiến trúc đương thời.
Được xem là trung tâm Phật giáo cổ nhất Việt Nam, chùa Dâu được xây dựng trong khoảng thời gian 187 – 226 thờ nữ thần Pháp Vân (thần Mây), cùng nhiều vị Phật, Bồ Tát và Nữ thần trong văn hóa tâm linh của người dân Bắc Bộ xưa kia.
Trải qua thời gian, các dấu tích của ngôi chùa cổ đã không còn, nhưng chùa Dâu đã được phục dựng và vẫn là một địa điểm tâm linh quan trọng của người dân.
Được xây dựng vào đời vua Trần Thánh Tông (1258 – 1278), chùa Bút Tháp sở hữu tượng Quan Thế Âm Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng gỗ lớn nhất cả nước.
Dù đã trải qua hơn 700 năm nhưng chùa Bút Tháp vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo, đặc trưng cho những ngôi chùa đồng bằng Bắc Bộ. Đặc biệt nhất là tòa tháp Báo Nghiêm có hình dáng một cây bút khổng lồ vươn thẳng lên trời.
Ông tổ nghề gốm làng Phù Lãng là một người cuối đời Lý, được đi sứ Trung Quốc để học nghề gốm và truyền lại cho người dân trong nước. Đến đầu đời Trần thì nghề được truyền đến Phù Lãng và hình thành một làng nghề độc đáo đến ngày nay.
Gốm Phù Lãng đặc trưng bởi men da lươn màu tông vàng nâu, chạm kiểu đắp nổi, mang nét mộc mạc nhưng lại khỏe khoắn, bền màu vẻ đẹp nguyên sơ.
Tranh Đông Hồ là một trong những dòng tranh dân gian nổi tiếng nhất Việt Nam. Điểm đặc biệt của tranh Đông Hồ đến từ loại giấy điệp, bản in khắc gỗ, màu sắc nổi bật, và cả những câu chuyện dân gian mang ý nghĩ sâu sắc.
Ghé làng Đông Hồ ngày nay, dù không còn nhiều người theo nghề nhưng bạn vẫn sẽ có cơ hội cảm nhận được một nét nghệ thuật truyền thống còn được gìn giữ tại Trung tâm giao lưu văn hóa dân gian tranh Đông Hồ.
Xuất hiện sớm từ những năm thế kỉ XI, nghề đúc đồng làng Đại Bái là một trong những làng nghề nổi tiếng xứ Kinh Bắc thời bấy giờ và ngày một phát triển ở thời nay.
Các sản phẩm mỹ nghệ làng Đại Bái được yêu thích bởi độ tinh xảo cao, mẫu mã đa dạng; nay còn kết hợp với công nghệ hiện đại để mang đến các sản phẩm chất lượng và có giá trị hơn.
Bắc Ninh là một trong những “cái nôi” của quan họ - làn điệu truyền thống nổi tiếng của các tỉnh miền Bắc.
Điểm lý thú của quan họ chính là cách hát đối đáp giữa các liền anh, liền chị, và đặc biệt là không thể thiếu trang phục truyền thống như áo tứ thân, nón quai thao, khăn mỏ quạ… tạo nên không gian truyền thống, đậm chất nghệ thuật.
Sự kiện lớn nhất của làng Diềm chính là lễ hội đền Vua Bà trong hai ngày 6-7/02 âm lịch. Hoạt động chính của lễ hội chính là lễ rước Đức Vua Bà – vị Thủy tổ Quan họ, kết hợp với nhiều hoạt động dâng hương, cầu mưa, mùa màng tươi tốt.
Là loại bánh cổ truyền có từ thời nhà Lý, bánh phu thê thường được dùng trong các lễ cưới hỏi. Bánh là tổng hòa các hương vị béo, bùi, ngọt dịu của các nguyên liệu dân dã như đậu xanh, dừa nạo, hạt sen…
Lột lớp lá dừa được gói vuông vức là phần bánh hình tròn, màu vàng ươm, tượng trưng cho triết lý âm dương, đất trời, cũng như tình phu thê hòa thuận.
Không phải là loại nem chua quen thuộc, nem làng Bùi được làm từ thịt heo, bì thái mỏng, trộn cùng gia vị, thính nóng rồi đợi cho thịt chín. Kế đó, nem mới được chia thành từng phần nhỏ, bọc trong lá chuối. Khi ăn thì chỉ cần vài lá sung, đinh lăng, đặt kèm một cốc bia là đủ nhâm nhi suốt buổi rồi.
Là món ăn quen thuộc trên bàn nhậu, bánh đa giòn tan, thơm mùi vừng lạc, có thể nhâm nhi cùng đủ các món ăn khác để gia tăng hương vị mà dùng riêng cũng ngon không kém.
Bánh đa là phải được nướng trên than hoa cho đến khi vàng giòn, tỏa hương thơm hấp dẫn của vừng mới ngon nhất.
Bánh tẻ là món bánh quen thuộc khắp Bắc Ninh. Bánh thường có mặt trong các dịp lễ hội, đặt bên cạnh các món cỗ hấp dẫn, góp phần duy trì truyền thống ẩm thực của vùng đất này.
Với các nguyên liệu chính là bột gạo, nhân có thịt, mộc nhĩ, được gói tất cả trong lá dong, bánh tẻ làng Chờ khá giống bánh giò nhưng phần bột dẻo dai hơn, và cũng chính cái dẻo mềm này là thứ khiến nhiều du khách nhớ mãi.
Cái tên “bánh khúc” được lấy từ rau khúc – loại rau dại đặc sản của làng Diềm. Rau được giã nhuyễn, trộn cùng bột gạo, tạo nên phần bột xanh mẹt, dẻo thơm.
Nhân bánh khúc thường có hai loại chính là nhân đỗ và nhân thịt, được bọc giữa lớp bột cán mỏng, đem hấp chín nữa là hoàn thành.
Bánh tro là một món bánh độc đáo có nguyên liệu chính là nước tro để tạo nên màu vàng trong như mật. Không giống loại bánh tro có nhân quen thuộc ở nhiều nơi, bánh tro Đình Tổ là loại truyền thống, không có nhân, vị thanh nhẹ, ngọt ngào như một món quà quê dân dã.
Là một món ăn bình dân mà bất kì du khách nào khi du lịch Bắc Ninh mùa lễ hội cũng không thể bỏ qua. Cá chép, cá trắm được lọc xương, nấu cùng cháo khi vừa chín tới.
Trong một ngày trời se se, được ăn bát cháo nóng ninh nhừ; cá to, ngọt thịt; thêm chút rau thơm, nước mắm ớt là đủ để kích thích vị giác rồi.