Hà Giang – vùng đất cực Bắc đất nước – nghe có vẻ xa xôi nhưng lại đầy ắp điều lý thú. Du lịch Hà Giang nổi tiếng với mùa hoa tam giác mạch, hoa cải vàng khoe sắc. Bất kỳ du khách nào chọn dừng chân tại một khách sạn Hà Giang cũng háo hức được chiêm ngưỡng và chinh phục thiên nhiên hùng vĩ nơi đây. Đó là cổng trời Quản Bạ, đèo Mã Pí Lèng, hay ruộng bậc thang Hoàng Su Phì mùa nước đổ đẹp như một bức tranh.
Đó còn chưa kể du lịch Hà Giang là một bản hòa ca đầy màu sắc của văn hóa các dân tộc đa dạng, thể hiện trong ẩm thực lẫn những hình ảnh bình dị hằng ngày. Nếu là một đôi chân mê khám phá, trải nghiệm thì bạn còn chờ gì nữa mà không chọn một khách sạn Hà Giang và lên đường ngay thôi!
Số lượng khách sạn | 147 khách sạn |
Các thành phố phổ biến | Thành phố Hà Giang, Đồng Văn |
Khách sạn phổ biến nhất | Hà Giang Xanh Homestay, Phoenix Hotel Ha Giang |
Địa điểm du lịch nổi tiếng nhất | Rừng thông Yên Minh, Forest of Yen Minh |
Nếu bạn đang ở gần Hà Giang, bạn có thể ghé thăm Thành phố Hà Giang, Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Đồng Văn, Quản Bạ, Vị Xuyên, Yên Minh, Bắc Mê, Bắc Quang, Xín Mần
Bạn có thể ghé thăm những địa điểm du lịch khác như là Đà Nẵng, Hà Nội, Thành phố Cần Thơ, Thành phố Hải Phòng, Tỉnh Phú Yên, Tỉnh Cà Mau, Tỉnh Hòa Bình, Tỉnh Bình Dương, Tỉnh Quảng Bình, Tỉnh Bạc Liêu.
Khách sạn tốt nhất tại Hà Giang là Hà Giang Xanh Homestay, Phoenix Hotel Ha Giang, Hmong Village Resort, Silk River Hotel Ha Giang, Yen Bien Luxury Hotel, Dinh Gia Hotel Ha Giang, Duc Lan Hotel, Hoang Anh Guesthouse, Truong Xuan Resort, Pao's Leisure Homestay
Hiện tại, có khoảng 147 khách sạn Hà Giang mà bạn có thể đặt
Hà Giang, vùng đất cực Bắc của Tổ quốc, tuy có vẻ xa xôi nhưng lại có quá nhiều điều thú vị thu hút những đôi chân mê khám phá. Nào là núi đèo hùng vĩ, nào là ruộng bậc thang trập trùng, cùng nền văn hóa bản địa đa dạng... tất cả đều góp phần khiến du lịch Hà Giang đẹp mỗi mùa mỗi vẻ.
Nếu bạn là tín đồ của những cung đường phượt đầy thách thức, hay chỉ đơn giản là muốn tìm về với núi rừng hùng vĩ, sao không đặt ngay một khách sạn ở Hà Giang và bắt đầu hành trình của mình ngay thôi!
Dù thuộc vùng cận nhiệt đới, đặc trưng bởi mùa khô và mùa mưa, nhưng nhờ nằm trên cao mà nhiệt độ Hà Giang tương tự kiểu khí hậu ôn đới hơn.
Ưu điểm lớn nhất của du lịch Hà Giang là bạn có thể "đi trốn" quanh năm do cảnh sắc thay đổi mỗi mùa, mỗi tháng từ mùa hoa, mùa lúa chín, mùa nước đổ, thậm chí cả mùa đông rét lạnh cũng có điểm xinh đẹp riêng.
Cách Hà Nội khoảng 300km, sự lựa chọn lý tưởng nhất cho chuyến đi chính là khởi hành tại thủ đô. Với những du khách ở xa, có thể chọn bay đến Hà Nội rồi mới tiếp tục hành trình.
Từ Hà Nội đi Hà Giang mất khoảng 6 tiếng, có các loại xe từ ghế ngồi 16 chỗ, limousine 9 chỗ, hoặc xe giường nằm cao cấp; giá dao động từ 200.000 – 300.000 VND/ lượt
Xe thường xuất phát tại bến xe Mỹ Đình hoặc Gia Lâm, với điểm dừng cuối cùng là bến xe Hà Giang. Một số nhà xe quen thuộc là Quang Nghị, Đăng Quang, Khanh Hằng…
Đến thành phố Hà Giang, bạn có thể đi thêm một chuyến xe nữa để đến những huyện xa hơn như Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Mèo Vạc.
Cung đường phượt đến Hà Giang tuy khó nhưng đầy thách thức, thu hút không ít các phượt thủ. Bạn hoàn toàn có thể lái xe máy chinh phục Hà Giang, chỉ cần trang bị đầy đủ dụng cụ và đảm bảo an toàn trên hành trình là được.
Tuyến đường phượt Hà Giang phổ biến là quốc lộ 2, hoặc quốc lộ 32. Hai sự lựa chọn cách nhau khoảng 20km, tùy thuộc vào điểm xuất phát của bạn.
Du lịch Hà Giang đang ngày càng được yêu thích hơn, và bởi thế, khách sạn Hà Giang cũng đang phát triển từng ngày, chủ yếu tập trung ở phân khúc tầm trung.
Cơ sở vật chất tốt nhất, vị trí thuận tiện nhất có thể kể đến các khách sạn 2-3 sao ở Hà Giang. Một số cái tên được du khách yêu thích là Cao Nguyen Hotel, Tam Giac Mach Hotel Ha Giang, Hoa Cuong Hotel, Truong Xuan Resort…
Còn nếu bạn là một phượt thủ, muốn tìm một khách sạn Hà Giang giá rẻ để nghỉ ngơi thì phố núi cũng có không ít sự lựa chọn. Bạn có thể chọn các nhà nghỉ hoặc một hình thức trẻ trung như homestay Hà Giang để trải nghiệm văn hóa bản địa cũng rất lý thú. Vài cái tên để bạn tham khảo là Truly Ha Giang 1986, Huyen Tram Guesthouse, Bong Backpacker Hostel…
Mùa xuân
“Tháng giêng là tháng ăn chơi” và mùa xuân cũng là mùa lễ hội nhộn nhịp nhất của du lịch Hà Giang. Nếu có dịp, hãy một lần tham gia các hội xuân như lễ hội chọi trâu, lễ hội đấu ngựa…
Mùa xuân cũng là mùa trăm hoa đua nở. Hoa mận, hoa đào, hoa cải vàng sẽ phủ ngập những bản làng, mang đến khung cảnh chẳng thể thơ mộng hơn giữa tiết trời se lạnh.
Mùa hạ
Tháng 4 là thời điểm chợ tình Khâu Vai được tổ chức – phiên chợ mỗi năm chỉ có một lần, đúng ngày 27/3 âm lịch.
Tiếp đến tháng 5 là mùa nước đổ trên những cánh ruộng bậc thang. Đây là lúc mạ non vừa được cấy, lúa được dẫn đầy vào ruộng, trông như một tấm gương phản chiếu ánh mặt trời khi nhìn từ trên cao.
Mùa thu
Tháng 9, 10 chính là mùa lúa chín tại Hà Giang. Thay cho sắc lúa xanh non mơn mờn, những tầng ruộng bậc thang giờ đã phủ chiếc áo màu vàng rực.
Nếu du lịch Hà Giang và đúng thời điểm này, hãy ghé ruộng bậc thang Hoàng Su Phì để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên và con người hòa quyện vào nhau.
Mùa đông
Mùa đông tuy lạnh nhưng đồng thời cũng là mùa nổi tiếng nhất của du lịch Hà Giang. Khởi đầu với mùa hoa tam giác mạch nở rộ vào tháng 11. Các địa điểm đẹp nhất để ngắm hoa tam giác mạch là cổng trời Quản Bạ, Lễ hội Tam giác mạch ở Đồng Văn, các con đường ở Mèo Vạc…
Sau đó là sắc vàng của hoa cải nở rộ tháng 12 và biết đâu bạn sẽ may mắn được chiêm ngưỡng tuyết trắng phố núi nữa đấy! Những vườn hoa cải khoe sắc nhất là đường đi Quản Bạ - Đồng Văn, thung lũng Sủng Là, thôn Nà Thác (xã Phương Độ, TP. Hà Giang)…
Nhắc đến Hà Giang là phải nhắc về cao nguyên đá Đồng Văn - công viên núi đá vôi đã có từ thời kỳ đại Cổ Sinh được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.
Đặt chân đến cao nguyên Đồng Văn, hẳn ai cũng phải trầm trồ trước vẻ đẹp kì diệu của tạo hóa khi được tận mắt chiêm ngưỡng nhiều mẫu hóa thạch hàng trăm triệu năm tuổi vẫn còn sừng sững cùng thiên nhiên.
Nằm “vắt vẻo” trên con đèo cao 1500m trên mực nước biển, cổng trời Quản Bạ sở hữu một vị trí đặc biệt: là cánh cổng dẫn vào cao nguyên đá Đồng Văn, và cũng là điểm khởi đầu của Con đường Hạnh phúc.
Từ cổng trời và đài quan sát Quản Bạ, bạn có thể phóng tầm mắt nhìn thung lũng rộng lớn bên dưới, với thị trấn Tam Sơn hòa trong núi non, mây trời, và những thửa ruộng bậc thang xanh mướt.
Khởi công từ năm 1959, con đường Hạnh Phúc được xây dựng với mong muốn những hộ dân ở các vùng xa xôi như Mèo Vạc, Đồng Văn, góp phần cải thiện đời sống người dân.
Trải qua 8 năm dài với bao nỗ lực của thanh thiên xung phong của 8 tỉnh miền Bắc, con đường Hạnh Phúc đã hoàn thành, và trở thành một trong những cung đường đẹp nhất ở Hà Giang, về cải khung cảnh và ý nghĩa sâu sắc.
Đèo Mã Pí Lèng, với phần đỉnh có độ cao 1.200m, được mệnh danh là một trong “tứ đại đỉnh đèo” của các tỉnh phía Bắc. Con đèo gắn liền với con đường Hạnh Phúc, nối liền TP Hà Giang, Đồng Văn, Mèo Vạc.
Làm chủ tay lái trên những cung đường đèo Mã Pí Lèng, các tay phượt sẽ không khỏi kích thích với một bên là núi đá vôi dựng đứng, một bên là thung lũng sâu và con sông Nho Quế uốn lượn như một dải lụa mỏng.
Đúng với cái tên “núi đôi”, đây thật sự là hai quả núi sát kề nhau, lọt thỏm giữa những thung lũng ruộng bậc thang trùng điệp, tạo nên một khung cảnh vô cùng nổi bật.
Ngọn núi gắn liền với truyền thuyết một tiên nữ kết duyên cùng chàng trai người trần, sinh con nhưng không thể ở lại trần gian cùng chồng con. Nàng đã để lại bầu nhũ của mình cho con bú, chính là núi đôi Quản Bạ ngày nay. Bởi thế ngọn núi này còn có tên là núi Cô Tiên và trở thành một địa danh độc đáo.
Đến miền núi phía Bắc sao có thể bỏ qua ruộc bậc thang, và du lịch Hà Giang thì chắc chắn phải ghé thăm Hoàng Su Phì – là nơi canh tác chính của đồng bào dân tộc Nùng, Dao, La Chí. Chạy dài suốt 6 xã của huyện Hoàng Su Phì là những thửa ruộng trùng điệp, nối tiếp nhau uốn lượn qua các dãy núi.
Hai thời điểm đẹp nhất để đến Hoàng Su Phì là mùa nước đổ tháng 5 và mùa lúa chín cuối tháng 9. Đừng bỏ qua cơ hội được ngắm nhìn tuyệt tác của bàn tay con người, hòa vào vẻ đẹp núi rừng hoang sơ nhé!
Được mệnh danh “Đà Lạt của miền Bắc”, rừng thông Yên Minh sẽ chòn đón bạn với những cung đường quanh co len lỏi giữa những hàng thông bạt ngàn. Không chỉ thế, rừng thông Yên Minh còn gây bất ngờ với chiều dài hơn 50km, cùng với một rừng tre cũng đồ sộ không kém.
Sở hữu địa hình đồi núi hiểm trở, Hà Giang không thiếu các thung lũng rộng lớn, nhưng nổi tiếng nhất nhì trong số đó chính là thung lũng Sủng Là – nơi hoa tam giác mạch và hoa cải nở rộ nhất mỗi mùa đông về.
Thung lũng lọt lòng trong cao nguyên Đồng Văn này cũng là khung cảnh chính cho bộ phim Chuyện của Pao và chắc chắn sẽ là một khung cảnh đẹp mê mẩn với những mái nhà sàn ẩn hiện dưới tán hoa.
Là cột mốc đánh dấu điểm cực Bắc của Việt Nam, cột cờ Lũng Cú mang ý nghĩa đánh dấu chủ quyền đất nước linh thiêng.
Nằm trên đỉnh núi Lũng Cú với độ cao khoảng 1.500m, đường đến cột cờ cũng là một thử thách với các phượt thủ và cũng vì thế trở thành một điểm check-in không thể bỏ qua khi du lịch Hà Giang.
Chợ tình không hiếm ở các tỉnh miền núi, và Hà Giang cũng có chợ tình Khâu Vai. Điểm đặc biệt của chợ tình Khâu Vai chính là mỗi năm chỉ tổ chức một lần vào ngày 26 - 27/3 âm lịch.
Đúng với tên gọi của mình, đây sẽ là nơi nam thanh nữ tú làm quen với nhau qua các hoạt động vui chơi, múa hát. Các cô gái sẽ diện váy hoa xòe, trò chuyện với các chàng trai bên bát rượu ngô, tạo nên một khung cảnh nhộn nhịp đậm màu sắc bản địa.
Được người Pháp quy hoạch và xây dựng từ những năm cuối thế kỷ 19, phố cổ Đồng Văn đến nay vẫn giữ được hình ảnh cổ kính của những ngôi nhà bằng đá, mang ảnh hưởng kiến trúc Trung Hoa.
Đến phố cổ Đồng Văn ngày nay, hãy tận hưởng cảm giác thời gian trôi chậm lại giữa những mảng tường vàng – xám, các quán café phố cổ treo lồng đèn rực rỡ hay đi dạo ở chợ Đồng Văn ngắm nhìn các cô gái dân tộc trong trang phục truyền thống độc đáo.
Còn được gọi là “dinh thự họ Vương”, đây là cơ ngơi của gia tộc Vương, đứng đầu là Vương Chính Đức – vua H’Mông ở khu vực Đồng Văn những năm đầu thế kỷ XX, nổi tiếng với nghề bán thuốc phiện.
Với kiến trúc mang nhiều nét đặc trưng của văn hóa Trung Hoa, Pháp, và người Mông, dinh thự vua Mèo luôn khiến các vị khách trầm trồ bởi những chi tiết chạm khắc tinh xảo, cũng như câu chuyện thú vị ẩn sau gia tộc giàu có bậc nhất.
Là món đặc sản của người Tày ở Hà Giang, rêu nướng là món ăn bổ dưỡng, không thể thiếu trong mâm cơm hằng ngày.
Rêu tươi lấy từ các khe suối, làm sạch, tẩm gia vị, nướng trong lá dong đến khi chín thơm. Nghe có vẻ lạ nhưng rêu lại có rất nhiều công dụng như giải nhiệt, ổn định đường huyết, tăng đề kháng…
Trâu gác bếp là món ăn vô cùng quen thuộc tại các tỉnh miền Bắc. Thịt trâu được tẩm ướp vừa ăn, xiên que và treo lên gác bếp đến khi khô.
Khá giống món khô bò nhưng trâu gác bếp lại có một hương vị riêng, càng ăn càng ghiền, khiến những ai đi du lịch Hà Giang đều muốn mua làm quà cho người thân.
Cơm lam là món ăn không xa lạ, nhưng Hà Giang vẫn rất nổi tiếng về món cơm lam Bắc Mê. Cơm được đựng trong ống tre hoặc nứa, nướng trên than cho đến khi chín.
Cơm lam dẻo ngọt, thơm mùi lá dong, có thể ăn chay với muối lạc, muối vừng, hoặc ăn kèm với cá suối nướng cho trọn vị núi rừng.
Thường được gói mang theo trong những ngày đi làm rẫy xa, xôi là món ăn không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của người dân vùng cao.
Nhưng không chỉ là món ăn hằng ngày, xôi ngũ sắc của Hà Giang còn rất quen thuộc trong mâm cỗ. Năm màu sắc được tạo nên tự nhiên từ các loại lá cây, vỏ bưởi, gấc, nghệ… tượng trưng cho sự hòa hợp của ngũ hành.
Khá tương tự món bánh trôi tàu, thắng dền là một món ngọt được làm từ bột nếp, không nhân hoặc nhân đậu. Bột sau khi nặn sẽ được luộc lên; khi ăn sẽ dùng cùng nước đường, gừng và cốt dừa, rắc thêm chút vừng lạc cho thơm.
Được du nhập vào Hà Giang từ Trung Quốc, phở chua còn được biết đến với cái tên “phở mát”, mang vị chua dịu, thanh mát nên rất được yêu thích vào mùa hè.
Đi kèm với một bát phở chua lúc nào cũng có thêm xá xíu, vịt quay, lạp xưởng, cùng với các loại rau thơm cho đỡ ngấy.
Đến phố cổ Đồng Văn, đừng quên thưởng thức hai món bánh cuốn đặc sản là bánh cuốn bột gạo và bánh cuốn trứng.
Hình thức không khác nhiều với món bánh cuốn miền xuôi, điểm đặc biệt của bánh cuốn Đồng Văn là chấm với nước dùng hầm xương. Thực khách chỉ cần thêm chút hành lá, chả cây, gia giảm vài gia vị là đã tự tạo nên một hương vị khó quên rồi.